Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Bạn có thật sự xấu?????

Tôi là người rất xấu!

Người xấu đơn giản là người không đẹp về ngoại hình. Nhưng xấu hay đẹp đều rất tương đối, tùy thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người. Cứ cho là bạn xấu, thậm chí là rất xấu đi nữa, thì cái rủi bao giờ cũng để lại không ít cái may.

1. Không ai quấy rầy. Bạn tha hồ sống nội tâm và khám phá năng lực của bản thân. Sinh ra xấu xí khác nào nhiều việc lớn trong đời đang đợi bạn. Nếu thành công, ngoại hình của bạn có khi làm nhiều người thán phục cũng nên. Bạn nổi tiếng, các nét xấu xí của bạn cũng sẽ "nổi tiếng" theo.

2. Thường thì người xấu ít có khả năng gây ra ham muốn cháy bỏng - khó kiềm chế nổi ở đối phương. Do đó không rơi vào các tình thế khó tránh khỏi: sa ngã, không vướng vào các quan hệ phiền toái ngoài công việc như người đẹp. Chưa hết, người ta thường đặt lòng tin vào người xấu, rằng họ sẽ không mất thời gian cho việc ngắm vuốt cũng như đối phó với người hâm mộ, để toàn tâm toàn ý với công việc.

3. Người xấu không có những mơ mộng cao xa hay quyền ỷ lại như người đẹp. Người xấu tiến bộ nếu không dựa vào bản thân thì cũng không thể viện đến sắc đẹp. Vì thế người xấu sẽ không có cơ hội than thân trách phận sao giời sinh mình đẹp. Cũng chẳng hơi đâu để ý đến nhan sắc đang tàn phai ra sao.

4. Mọi người thường tự tin hơn trước những người nhan sắc không bằng họ. Mà tự tin thì dễ bày tỏ. Cho nên người xấu có cơ hội tiếp xúc và hiểu biết về đối tác. Bản thân đối tác cũng có cơ hội nhận thấy bản chất (tốt đẹp) của người xấu do không bị vẻ đẹp bên ngoài gây nhiễu.

5. Người đẹp không cảm thấy có gì trở ngại khi tiếp xúc với người xấu, bởi vì 2 lý do:

- Người xấu thường có những mặt tích cực, đôi khi vượt trội mà người đẹp có khi thiếu: ý chí, sự hài hước, lòng tốt...

- Đơn thuần là sự chọn lọc gene. Người ta hay bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp khác mình. Trong cuộc sống thường thấy những cặp lùn-cao, béo-gầy, kể cả xấu đẹp đi với nhau rất ăn ý.

6. Người nào cũng có cái duyên nhưng cái duyên của người xấu dễ nhận ra hơn bởi nó tồn tại độc lập. Chẳng ai xấu toàn diện, trên một cơ thể tưởng không có gì nổi bật lại hiện lên một nét đẹp khó quên, một khi đã được khám phá.

7. Là người xấu, bạn chủ động trong nhiều mối quan hệ, nhất là trong chuyện tình cảm. Vô hình chung người xấu mới là kẻ lựa chọn, chứ không phải người đẹp. Và người đẹp thường vui sướng khi được lựa chọn, vì thói thường ai cũng tưởng đẹp thế hẳn phải thừa thãi các mối quan hệ. Đâu biết người đẹp vẫn thiếu mối quan hệ sâu sắc mà người xấu có thể đem lại.

8. Thực ra người xấu cũng như người đẹp đều đặt ra sự thử thách đối với những người có bản lĩnh, đều đòi hỏi được chinh phục hay chịu đựng. Khác cái là trong khi người đẹp cứ thắc mắc về việc người ta đến với mình vì ngoại hình hay không, người xấu có ngay câu trả lời: không.

Niềm tin cuộc sống

Mặt trời trên đầu, nụ cười trên môi, trái tim hùng mạnh
Nguyễn Quyến

Cuộc sống hiện đại náo nhiệt, thực tế đã làm mất chất anh hùng ca lãng mạn trong xã hội. Nhiều người đã nói thế và "yên tâm" sống như những kẻ tiểu nhân chỉ vì... chất anh hùng ca đã mất. Nhưng với các bạn trẻ, những người mà tự thân trong dòng máu "xuân thì" của mình đều cảm thấy rõ điều đó. Chất anh hùng ca không chỉ có trong thời chiến mà thời nào cũng có và tồn tại ở bất cứ mô hình xã hội nào từ cổ đến kim. Có điều nhiều khi con người không nhận thấy (hoặc không muốn nhận thấy) những lối sống hùng mạnh, đậm chất hùng ca ấy.

Ðể khẳng định rằng bản hùng ca của thời hiện đại không những bền bỉ toả sáng mà nó còn chỉ cho chúng ta thấy rằng, một dặm ngắn trên đường vinh quang ấy cũng hơn bay mệt mỏi ngàn năm trong cái cô độc, ích kỷ của những mưu lợi cá nhân, tôi muốn kể cho các bạn nghe hai câu chuyện đang diễn ra ngay trong cuộc sống hiện nay của chúng ta, ngõ hầu để các bạn nhận ra rằng ai cũng có thể sống theo lối sống hùng mạnh, đậm chất anh hùng ca dù đó là người nhỏ bé nhất. Trước hết, để những ai mơ hồ về lý tưởng anh hùng ca tôi xin khẳng định lại rằng, tinh thần anh hùng ca xuất hiện ở nơi khi con người hy sinh thân mình cho cộng đồng, cho người bên cạnh một cách trọn vẹn nhất và vô vị lợi nhất.

Ở Quảng Ninh có một người đàn bà già không có con cái. Nhưng bà không sống một mình mà nhận những đứa trẻ về nuôi (Ðài truyền hình đã làm một bộ phim về người mẹ này). Ðiều đáng nói là những đứa trẻ ấy đều bị nhiễm HIV. Chúng như thiên thần, chỉ sống với bà vài năm rồi lại ra đi. Bà đau đớn, lập bát hương thờ những đứa trẻ ấy. Ai có thể cầm lòng nghe những câu thơ xé ruột của bà "Mẹ nhìn con cười trong khói hương bay". Nguôi ngoai, bà lại tiếp tục nhận một đứa trẻ tương tự để chăm bẵm, chịu đựng tất cả nỗi dằn vặt bệnh tật của trẻ gây ra, rồi lại chịu đau đớn bất lực nhìn căn bệnh hiểm nghèo cướp thiên thần của mình đi.

Nếu theo cách tính toán thông thường thì bà sẽ nhận nuôi một đứa trẻ khoẻ mạnh để sau này về già thì có người nuôi nấng, chăm sóc trả ơn (Hầu như người bình thường đều làm theo cách này). Nhưng bà không làm vậy. Bà biết rất rõ về căn bệnh ấy, về sự mong manh của những đứa trẻ mình nhận nuôi. Nhưng bà vẫn dồn những đồng tiền (những đồng tiền ít ỏi định để dành cho sự yên ổn tuổi già) để nuôi chúng. Sự huy sinh của bà có thể ít người thấy được nhưng nó xứng đáng là một trong những bản hùng ca tuyệt đẹp của cuộc sống hiện đại đầy toan tính này.

Câu chuyện thứ hai về một người đàn bà buôn bán ve chai ở thành phố HCM (Ðài Truyền hình cũng làm một chương trình về cuộc sống của chị)). Chị Ðơn cũng có mấy đứa con nhỏ.Theo cách người bình thường "tính toán" thì gánh ve chai cực nhọc, mỗi ngày chỉ kiếm được mươi ngàn tiền lẻ như vậy chỉ có thể "co víu" tàm tạm những nhu cầu tối thiếu của ngần ấy con người. Ðiều này cũng đáng ngợi khen rồi. Nhưng có lẽ ngay lập tức chúng ta nhận ra được chất anh hùng ca trong cuộc sống của chị vì ngoài gánh nặng gia đình, chị còn là nơi cuối cùng mà mấy chục đứa trẻ lang thang cơ nhỡ nữa có thể nhận được một bát cơm, một miếng bánh... hàng ngày.

Hành động của chị Ðơn khiến cho những người ích kỷ, khép lòng với người khác không thể "thanh minh" cho sự ích kỷ, thiếu lòng nhân ái của mình rằng "Tôi còn có gia đình cần phải lo", hay"Tôi làm việc này (tự họ cũng nhận thấy là không tốt) cũng chỉ vì gia đình thôi". Những đứa con của chị cũng tươi cười, sẵn sàng chia mẩu bánh của mình cho một đứa trẻ khác.

Có thể khi mới đọc qua chúng ta không hiểu hết những hành động của hai người đàn bà anh hùng này. Có người chặc lưỡi rằng như thế cũng "bình thường" thôi, ai mà chả làm được! Ðúng! Hàng động như vậy thật "bình thường" nhưng ai làm! Sao không phải là tất cả chúng ta! Trong khi chúng ta có điều kiện, có khả năng hơn hai người mẹ trên để làm một cách rất nhẹ nhàng tất cả những điều ấy thì chúng ta lại nói rằng "ai làm" chả được nhưng không phải tôi!

Một người anh hùng ngăn sông lấp biển, xả thân vì lý tưởng của mình cũng giống như hai bà mẹ kia xả thân vì tình yêu nhân loại. Hành động của những người anh hùng đó có thể khác nhau nhưng lý tưởng bao la của tình yêu nhân loại của họ đều giống nhau và đều khiến cho mọi người cảm động và tin vào những điều thiêng liêng trong cuộc sống này.

Bạn trẻ! Hãy thức dậy từ cái tôi biếng nhác và ích kỷ của mình. Hãy bắt đầu một ngày mới với mặt trời trên đầu, nụ cười trên môi và tình yêu nhân loại nồng cháy trong tim. Bạn sẽ thấy khi bạn sống vì một người khác (như bản chất thiêng liêng của con người là thế), tất cả mọi người, tất cả cỏ cây, tạo vật sẽ mỉm cười với bạn và sẵn sàng trao cho bạn bí mật của cuộc sống. Niềm vui sẽ đến và đổ tràn trong tâm hồn bạn, trong cuộc đời bạn chính ở lúc bạn trao tặng niềm vui ấy cho một người bên cạnh.

 

Có tự tin thì có thành công

Kiểm tra sự tự tin

Đó là một bài kiểm tra kỳ lạ nhất từ khi tôi đi học. Hôm đó, thầy giáo vào lớp và phát cho mỗi người chúng tôi một bài kiểm tra toán. Bài kiểm tra được chia làm đề riêng lẻ, có ghi chú rất rõ ràng ngay từ đầu: loại một gồm những câu hỏi vừa dễ, vừa khó, nếu làm hết sẽ được 10 điểm. Loại 2 là đề bài ở mức trung bình, làm hết sẽ được 8 điểm. Loại 3 có tổng điểm là 6 với những câu hỏi rất dễ. Học sinh có quyền lựa chọn làm một trong ba đề đó. Vì thời gian khá gấp gáp, lại e ngại không làm được bài khó nên phần lớn, chúng tôi đều cắm đầu vào làm ngay loại đề số 3 hoặc số 2 cho ăn chắc.

Một tuần sau khi thầy giáo trả bài kiểm tra, chúng tôi còn ngạc nhiên hơn lúc nhận được đề bài vì thầy không hề chấm, cứ ai làm dề nào thì thầy cho đúng tổng điểm của đề đó, bất kể sai hay đúng. Quá ngạc nhiên, chúng tôi đã hỏi thầy, các bạn có biết câu trả lời của thầy là gì không?

Thầy đã nói với chúng tôi rằng đó không phải là bài kiểm tra kiến thức mà là bài kiểm tra sự tự tin. Thầy nói ai trong chúng tôi cũng muốn đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Chúng tôi biết nếu làm đề 10 điểm, chúng tôi sẽ phải làm thêm những câu hỏi khó nên đã bỏ cuộc ngay từ đầu mà không hề ngó qua để nhận thấy rằng số câu rất dễ trong đề này cũng vừa tròn với tổng số điểm là 6

Có những việc nhìn bề ngoài thì tưởng chừng như là khó nên chúng ta thường rút lui ngay từ phút đầu tiên mà không hề cân nhắc. Nhưng đôi khi chúng ta cũng nên mạo hiểm một lần vì nếu không vượt chướng ngại vật thì làm sao biết khả năng của mình đến đâu, và làm sao về đích như ước mơ của mình.

những người bạn quanh ta

Bạn có bao nhiêu người bạn?

Một cụ già quay qua tôi và hỏi: “Cô có bao nhiêu người bạn?”. “Sao cụ lại hỏi vậy, tôi có 10 hay 20 người bạn, nhưng tôi chỉ nhớ tên được vài người thôi”.

Cụ mỉm cười như thấu hiểu rồi buồn bã gật đầu:

- Cô phải thật may mắn mới có nhiều người bạn như thế. Nhưng hãy nghĩ về điều cô đang nói. Có quá nhiều người cô không biết tên đấy! Bạn không phải chỉ là người để cô nói: xin chào!

Bạn là người có bờ vai mềm mại để cô dựa vào mà khóc.

Là một cái giếng để đổ xuống đấy tất cả những rủi ro của cô và nâng giá trị của cô lên cao.

Bạn là một bàn tay để kéo cô lên từ bóng đêm và tuyệt vọng khi tất cả những người mà cô gọi là “bạn” đã đẩy cô vào đó.

Một người bạn thật sự là một đồng minh không thể bị lay động hay bị mua chuộc. Là một giọng nói để giữ cho tên của cô còn sống mãi khi những người khác đã lãng quên.

Nhưng cái cần thiết nhất của một người bạn là một trái tim, là một bức tường mạnh mẽ và sừng sững. Để từ trái tim của những người bạn đó ta sẽ có tình yêu tuyệt vời nhất.

Vậy hãy nghĩ về những gì tôi nói, từng lời nói đều thật lòng cả.

Và hãy trả lời lại cho tôi một lần nữa đi, cô bé, cô có bao nhiêu người bạn nào?

Tôi mỉm cười với ông và trả lời: “Ít nhất cháu có một người bạn, cụ ạ!”

Cảm ơn vì đã trở thành bạn của tôi!

lời khuyên của cha

Lời khuyên của cha

Mỗi ngày con nhớ dành lời khen tặng vài ba người.

Mỗi năm ít nhất một lần con hãy chờ xem mặt trời mọc.
Nhìn thẳng vào mắt mọi người.

Nói lời "cảm ơn" càng nhiều càng tốt, cũng vậy, nói lời "làm ơn" càng nhiều càng tốt.

Hãy sống dưới mức con kiếm được. Đối xử với mọi người như con muốn được họ đối xử như thế.

Kết thêm những người bạn mới nhưng trân trọng những người bạn cũ.

Hãy giữ kỹ những điều bí mật.

Con đừng mất thì giờ học các "mánh khóe" doanh nghiệp. Hãy học làm doanh nghiệp chân chính.

Dám chịu nhận những lầm lẫn của mình.

Con hãy can đảm. Dù tự con không được can đảm lắm thì cũng phải tỏ ra can đảm. Người ta không phân biệt một người can đảm và một người tỏ ra can đảm.

Con phải dành thời giờ và tiền bạc làm việc thiện trong cộng đồng.

Đừng bao giờ lường gạt một ai.

Học cách lắng nghe. Cơ hội trong đời nhiều khi gõ cửa nhà con rất khẽ.

Đừng làm cho ai mất hy vọng.

Con đừng cầu mong của cải, mà phải cầu mong có sự khôn ngoan, hiểu biết và lòng dũng cảm.

Đừng hành động khi đang giận dữ.

Con phải giữ tư thế đàng hoàng. Muốn đến một nơinào thì luôn phải có mục đích và sự tự tin rồi hãy đến.

Đừng bao giờ trả công cho ai trước khi họ xong việc.

Hãy sẵn sàng thua một trận đánh để dẫn đến thắng một cuộc chiến.

Đừng bao giờ ngồi lê đôi mach.

Cẩn thận với kẻ nào không còn gì để mất.

Khi gặp một nhiệm vụ khó khăn, con hãy hành động như không thể nào bị thất bại.

Đừng giao du quá rộng. Phải học cách trả lời không một cách lễ phép và dứt khoát.

Đừng mong chờ cuộc đời đối xử sòng phẳng với con.

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự tha thứ.

Cẩn thận về đồ đạc, quần áo: Nếu định sắm thứ gì trên năm năm thì phải cố gắng sắm thứ tốt nhất có thể được.

Con hãy mạnh dạn trong cuộc sống.

Khi nhìn lại quãng đường đã qua, hãy tiếc những điều chưa làm được, chứ đừng tiếc những điều đã làm xong.
Đừng quan tâm đến bè nhóm. Những ý tưởng mới mẻ, cao thượng và có tác động đến cuộc sống luôn luôn là ý tưởng của những cá nhân biết làm việc.

Khi gặp vấn đề trầm trọng về sức khỏe, hãy nhờ ít nhất ba vị thầy thuốc khác nhau xem xét.

Đừng tập thói trì hoãn công việc. Làm ngay những gì cần làm đúng lúc phải làm.

Đừng sợ phải nói "tôi không biết".

Đừng sợ phải nói "Xin lỗi, tôi rất tiếc…"

Hãy ghi sẵn những điều con muốn nói trong đời và thường xuyên tìm cơ hội có thể được để thực hiện.

Hãy gọi điện cho mẹ con.

giá trị của đồng tiền

Mẹ thân yêu của con!
“Trời ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế. Anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con: “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kỳ lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền.
Cách đây 8 năm bệnh viện đã chẩn đoán mẹ bị suy thận mạn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì… Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại Bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình.
Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn: “Mẹ ghét tiền”.
Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ: con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần một tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục ngàn, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt.
Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. 8 năm rồi, 8 năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi!”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của Bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ: “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa?”. Mẹ chỉ nói khẽ: “Cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ!”.
Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm ghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ…
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là…
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn bảo hiểm y tế nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng.
Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ.
Nguyễn Trung Hiếu

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

nhạc one day

đẹp

........♥#########♥
.....♥#############♥
...♥###############♥
..♥#################♥..................♥###♥
..♥##################♥..........♥#########♥
....♥#################♥......♥#############♥
.......♥################♥..♥###############♥
.........♥################♥################♥
...........♥###############################♥
..............♥############################♥
................♥#########################♥
..................♥######################♥
....................♥###################♥
......................♥#################♥
........................♥##############♥
...........................♥###########♥
.............................♥#########♥
...............................♥#######♥
.................................♥#####♥
...................................♥###♥
.....................................♥#♥
.......................................♥
.......................................♥
.....................................♥
...................................♥
.................................♥
..............................♥
............................♥
.........................♥
......................♥
..................♥
.............♥
.........♥
......♥
....♥
......♥......................♥...♥
..........♥.............♥............♥
..............♥.....♥...................♥
...................♥.....................♥
................♥......♥..............♥
..............♥.............♥....♥
.............♥
...........♥
..........♥
.........♥
.........♥
..........♥
..............♥
...................♥
..........................♥
...............................♥
.................................♥
.................................♥
..............................♥
.........................♥
..................♥
.............♥
.....♥
...♥
.♥.............................♥....♥
♥..........................♥...........♥
.♥......................♥................♥
..♥...................♥..................♥
...♥........................ ............♥
.....♥................................♥
........♥.........................♥
...........♥...................♥
..............♥..............♥
..................♥.......♥
.....................♥..♥
.......................♥